Phong tục dựng cây Nêu ngày Tết

Phong tục dựng cây Nêu ngày Tết

Print Friendly, PDF & Email
Print Friendly, PDF & Email

Từ lâu, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhân dân ta thường có phong tục dựng cây Nêu đón Tết, và cây Nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng, mang lại may mắn cho năm mới.

Sự tích cây Nêu

Sự tích về cây nêu ngày Tết có kể rằng ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất, còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền “ăn ngọn cho gốc.”

Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà

 

trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng trọn củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức “ăn ngọn cho gốc”. Mùa kế, Quỷ chuyển qua phương thức “ăn gốc cho ngọn.” Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả, Quỷ hưởng toàn rạ, lại hỏng ăn.

Quỷ tức giận nên mùa sau tuyên bố “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là bắp ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.

Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Mất đất sống, Quỷ huy động quân vào cướp lại. Phật bày Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột… Quỷ thua và bị đày ratận biển Đông khóc than với Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm phần mộ tổ tiên. Phật đồng ý mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán cho quỷ về thăm phần mộ tổ tiên.

Do đó, hằng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền, người dân lại dựng cây Nêu trước nhà, bên trên cây Nêu buốc 1 bó lá dứa, treo 1 chiếc niêu đất bỏ chút vôi bột bên trong, sau đó lấy vôi vẽ hình cánh cung hướng về phía đông để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ.

 

 

Cây Nêu ngày Tết

Ý nghĩa văn hóa của cây Nêu ngày Tết

Phong tục dựng cây Nêu trong ngày Tết có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gắn liền với mong ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc.

Lễ dựng cây nêu ngày Tết được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp, ngày ông Công ông Táo lên trời.Theo sự tích, chính vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Trên ngọn cây có buộc nhiều vật phẩm như các lá bùa bát quái, cá chép cắt bằng giấy, giỏ đựng vôi trầu cau, ống sáo, khánh đất nung, nhánh xương rồng, đèn lồngCác vật phẩm này đều có những ý nghĩa nhất định, như cá chép là để cho ông Táo về chầu Thiên Đình, vàng mã hay giỏ đựng vôi trầu cau để cúng tổ tiên. Ngoài các vật dụng, trên ngọn nêu cũng treo dải lụa viết những lời viết ước nguyện. Tuy nhiên, các vật dụng treo trên ngọn nêu có thể mỗi vùng khác nhau vì theo quan niệm, tập quán mỗi nơi và theo tín ngưỡng của người địa phương.

Phong tục dựng cây Nêu ngày Tết để tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, cầu mong một năm mới an yên, may mắn, làm ăn phát đạt, gia đình yên ấm, hạnh phúc, vừa mang ý nghĩa đuổi trừ tà ma, quỷ dữ. Tục dựng cây Nêu ngày Tết luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Ngọc Xuân

Những tin mới hơn

Scroll to Top